Chào hỏi ở Nhật không chỉ là xã giao mà còn một nét văn hóa với nhiều quy định nghiêm ngặt. Nếu bạn chuẩn bị tới Nhật học tập, làm việc, du lịch hay chỉ đơn giản là tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản hãy đọc bài viết sau, sẽ giúp ích phần nào đó cho bạn.
Văn hóa chào hỏi ở Nhật
“Lời chào cao hơn mâm cỗ”, câu nói này không chỉ đúng ở Việt Nam mà còn đúng với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Người Nhật còn nổi tiếng với việc coi trọng lễ nghi và hình thức. Do đó, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc chào hỏi tại Nhật luôn có những nguyên tắc mà bạn bắt buộc phải tuân theo.
Nếu như các nước Phương Tây việc chào nhau thể hiện bằng những cái bắt tay hoặc ôm hôn thì ở Nhật Bản người ta sẽ chào nhau bằng cách cúi người. Lý do là vì người Nhật Bản rất kiêng kỵ việc chạm vào cơ thể người khác. Văn hóa cúi chào ở Nhật Bản được gọi chung là Ojiri. Văn hóa này mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau và cũng phụ thuộc vào tình huống mà bạn cúi chào.
- Kính bề trên: Không chỉ Nhật Bản mà ở nhiều quốc gia châu Á khác cũng đều có một luật bất thành văn: “kẻ dưới” phải chào “người trên”. Trật tự này được áp dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thể dựa theo tuổi tác, địa vị hoặc giới tính. Ví dụ, thầy giáo là “người trên” đối với học sinh, nam là “người trên” đối với nữ,…
- Tuân thủ trật tự: Cách chào hỏi như thế nào còn phụ thuộc vào mối quan hệ cùng địa vị xã hội của hai bên. Với mỗi đối tượng khác nhau, người Nhật lại có những cách chào hỏi khác nhau.
Cách thức chào hỏi ở Nhật Bản
Cách thức chào có sự khác biệt giữa nam và nữ.
- Nữ giới thường đặt bàn tay với các ngón duỗi thẳng trước người rồi mới cúi chào, thể hiện sự duyên dáng và mực thước.
- Nam duỗi thẳng các ngón và phải khép hai bàn tay sát sườn, tạo phong thái mạnh mẽ, tự tin nhưng vẫn đúng mực.
3 kiểu chào thường gặp của người Nhật bao gồm:
- KIỂU ESHAKU (会釈) HAY LÀ KIỂU KHẼ CÚI CHÀO.
Eshaku là kiểu chào hỏi dùng khi gặp người ngang hàng, cùng độ tuổi, tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Khi chào hỏi này kiểu này thì thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông.
Eshaku cũng là kiểu được dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật, cũng như đơn giản nhất của họ. Người Nhật thường chỉ chào đúng theo thi lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày, từ những lần gặp sau họ chỉ khẽ cúi chào.
- KIỂU CHÀO KEIREI (敬礼) LÀ KIỂU CÚI CHÀO BÌNH THƯỜNG.
Với kiểu chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn mà muốn thực hiện kiểu chào này thì cần để hai lòng bàn tay úp sấp và chụm vào nhau, đặt trước mặt, đầu cúi thấp người cách mặt sàn khoảng 10-15 cm. Các động tác từ lúc bắt đầu quỳ cho đến khi đứng dậy và kết thúc tư thế chào đều phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng, từ tốn.
- KIỂU SAIKEIREI (最敬礼) LÀ KIỂU CÚI CHÀO TRANG TRỌNG NHẤT
Kiểu chào này người Nhật sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ một cách chậm rãi và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn với thái độ thành kính nhất.
Những câu chào hỏi ở Nhật cơ bản
Ta sẽ dễ dàng bắt gặp các câu chào hỏi sau trong cuộc sống tại Nhật
Một số chú ý trong văn hóa chào hỏi ở Nhật Bản
- Nhìn vào mắt đối phương
- Không nói quá nhiều
- Nói giảm nói tránh
- Vẫy tay
- Biếu quà