Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Khi Làm Việc Tại Nhật Bản

Tranh chấp lao động là vấn đề thường xuyên xảy ra trong doanh nghiệp. Để giải quyết tranh chấp lao động, các doanh nghiệp cần phải làm gì? TOKUTEIGINO sẽ giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Sơ lược tình hình lao động tại Nhật Bản hiện nay

Hiện tại, lao động Việt Nam là một phần quan trọng của lực lượng lao động tại Nhật Bản. Xu hướng này có thể tiếp tục bùng nổ trong 5 năm tới do nhu cầu nguồn lao động tăng cao ở các ngành công nghiệp như sản xuất, xây dựng, y tế và chăm sóc người cao tuổi. Điều này đặc biệt quan trọng do dân số Nhật Bản đang già hóa, dẫn đến sự khan hiếm lao động trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ người lao động nhập cư từ nước ngoài cũng có thể thúc đẩy xu hướng này trong tương lai gần.

Như vậy, có thể thấy việc làm tại Nhật Bản luôn thu hút rất nhiều người lao động nước ngoài vì lợi ích kinh tế và cơ hội phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng này cũng đi kèm những tranh chấp lao động phổ biến. Để giải quyết tranh chấp lao động khi đi làm tại Nhật, người lao động cần hiểu rõ pháp lý và quy định lao động tại Nhật Bản, cũng như biết cách bảo vệ quyền lợi của mình.

Tìm hiểu về tranh chấp lao động khi làm việc tại Nhật

Thế nào là tranh chấp lao động?

Tranh chấp lao động là cuộc tranh cãi về quyền và trách nhiệm, cũng như lợi ích giữa các bên trong quá trình thiết lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động. Nó cũng có thể xảy ra giữa các tổ chức đại diện cho người lao động, cũng như từ các mối quan hệ liên quan trực tiếp đến lao động.

Các loại tranh chấp lao động hiện nay là gì?

Tại Điều 179, Khoản 2 của Bộ Luật Lao động 2019, được quy định các dạng tranh chấp lao động bao gồm:

(1) Tranh chấp cá nhân về lao động giữa:

  • Nhân viên và nhà tuyển dụng;
  • Người lao động và doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người lao động thuê lại và người sử dụng lao động thuê lại.

(2) Tranh chấp tập thể về quyền hoặc lợi ích giữa một hoặc nhiều tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động hoặc một hoặc nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Tìm hiểu về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động
Tìm hiểu về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động tại Nhật Bản

Tranh chấp lao động là điều không thể tránh khi làm việc ở bất kỳ nơi nào, và Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ. Có nhiều loại tranh chấp lao động phổ biến mà người lao động có thể gặp phải khi làm việc tại Nhật Bản. Ví dụ như không nhận được mức lương đầy đủ, không có hợp đồng lao động rõ ràng, bị kỳ thị hoặc đối xử không công bằng, các tranh chấp về giờ làm việc và nghỉ ngơi. Việc giải quyết các tranh chấp này đòi hỏi sự hiểu biết về quyền lợi lao động và các phương pháp giải quyết phù hợp.

Pháp lý và quy định lao động tại Nhật Bản

Để giải quyết tranh chấp lao động khi làm việc tại Nhật Bản, người lao động cần hiểu rõ về pháp lý và quy định lao động tại quốc gia này. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về pháp lý và quy định lao động tại Nhật Bản:

    • A. Luật lao động cơ bản

Luật lao động cơ bản của Nhật Bản có nhiệm vụ điều chỉnh các quy định liên quan đến lao động, bao gồm mức lương tối thiểu, giờ làm việc, quyền lợi và nghỉ ngơi. Việc nắm vững các quy định trong luật này là rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi cá nhân.

Thời gian lao động Pháp định (theo quy định pháp luật): Quy định số giờ làm việc bình thường là 8 tiếng/ngày, tương đương 40 tiếng/tuần. Trong trường hợp làm việc theo tuần, thời gian không quá 10 tiếng/ngày và không quá 40 tiếng/tuần. Công ty có thể linh hoạt thay đổi ngày nghỉ trong tuần để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh mà vẫn đảm bảo công việc. Số giờ làm việc tối đa trong một năm là 2087 giờ, được gọi là thời gian lao động pháp định hoặc thời gian lao động cơ bản. Việc làm việc quá 8 tiếng/ngày được coi là vi phạm pháp luật, và thời gian làm thêm không được quá 50% số giờ làm việc thường trong một ngày, tức là không quá 12 tiếng/ngày.

Thời gian lao động sở định (theo quy định công ty): Thời gian lao động sở định là thời gian lao động được quy định trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nó dựa trên thời gian lao động pháp định, không nhất thiết giống hoàn toàn, nhưng không được vượt quá thời gian lao động pháp định. Việc vượt quá thời gian lao động sở định và pháp định sẽ được coi là làm thêm giờ.

    • B. Quy tắc và hướng dẫn của doanh nghiệp

Ngoài luật lao động cơ bản, các doanh nghiệp ở Nhật Bản cũng thường có các quy tắc và hướng dẫn riêng về lao động. Đây có thể là các quy định về giờ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, và các quyền lợi khác. Người lao động cần tìm hiểu và tuân thủ các quy tắc này để tránh tranh chấp không đáng có.

Hiểu về quy định lao động để giải quyết tranh chấp lao động cho đúng
Hiểu về quy định lao động để giải quyết tranh chấp lao động cho đúng
    • C. Quy định làm thêm ngoài giờ

Khi người lao động làm việc quá thời gian quy định, thời gian đó được coi là làm thêm ngoài giờ. Làm thêm được chia thành 2 loại: trong và ngoài thời gian quy định. Công ty sẽ trả lương làm thêm theo quy định đó.

Thời gian làm thêm giờ ngoài thời gian lao động pháp định

Thời gian lao động pháp định không quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần. Khi vượt quá thời gian này, được coi là làm thêm giờ ngoài thời gian lao động pháp định. Người lao động sẽ được trả lương cơ bản cùng với tiền lương làm thêm giờ ngoài thời gian lao động pháp định, được tính theo tỷ lệ nhất định trên lương cơ bản.

Làm thêm ngoài thời gian lao động sở định

Nếu người lao động làm việc quá thời gian lao động sở định nhưng không vượt quá thời gian lao động pháp định, thì thời gian làm thêm đó được gọi là làm thêm giờ trong thời gian lao động pháp định. Công ty chỉ cần trả tiền lương cơ bản cho người lao động được ghi trên hợp đồng là đủ.

Cách tính lương làm thêm giờ

Luật lao động Nhật Bản quy định cách tính lương làm thêm giờ như sau:
– Sau 8 tiếng làm thêm: tăng 25% lương cơ bản
– Từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau: tăng 50% lương cơ bản
– Làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ: tăng 35% lương cơ bản

Phương pháp giải quyết tranh chấp lao động như thế nào? 

Khi gặp phải tranh chấp lao động khi làm việc tại Nhật Bản, người lao động có nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

    • A. Giải quyết tranh chấp lao động bằng thương lượng

Phương pháp đầu tiên mà người lao động có thể thử là thương lượng trực tiếp với nhà tuyển dụng. Trong một số trường hợp, việc nói chuyện trực tiếp và tìm hiểu về quyền lợi của mình có thể giúp giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

    • B. Giải quyết tranh chấp lao động từ cơ quan chính phủ

Nếu thương lượng trực tiếp không hiệu quả, người lao động có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ tổ chức lao động và các cơ quan chính phủ như các văn phòng lao động địa phương hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội. Các tổ chức này thường có kiến thức và kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp lao động và có thể cung cấp sự hỗ trợ cho người lao động.

Phương pháp giải quyết tranh chấp lao động
Phương pháp giải quyết tranh chấp lao động
    • C. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua Tòa án

Quy trình giải quyết tranh chấp lao động bao gồm thủ tục đặc biệt dành riêng cho tranh chấp lao động và thủ tục dân sự thông thường. Luật Tòa án lao động (thủ tục tố tụng lao động) được ban hành năm 2004 quy định về việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo thủ tục đặc biệt. Nếu không thành công trong việc hòa giải, hội đồng sẽ ra quyết định giải quyết vụ việc.

Thông tin quyền lợi của người lao động khi làm việc tại Nhật

Khi làm việc tại Nhật Bản, người lao động cần hiểu rõ về bảo vệ và quyền lợi của mình. Dưới đây là một số quyền lợi cơ bản mà người lao động có:

Thông tin làm việc rõ ràng

Điều 15 trong luật lao động Nhật Bản quy định rằng hợp đồng lao động giữa người lao động và công ty, doanh nghiệp Nhật Bản phải cung cấp rõ ràng thông tin về mức lương, thời gian làm việc và các điều kiện làm việc.

Cấm bóc lột sức lao động

Luật lao động Nhật Bản cấm công ty cưỡng ép lao động làm việc trái với quy định pháp luật và ý muốn của họ. Người tuyển dụng không được thu tiền từ việc phỏng vấn người lao động theo điều 5 và 6 trong luật pháp Nhật Bản thuộc luật lao động.

Không được phân biệt đối xử

Luật lao động Nhật Bản cấm phân biệt đối xử với người lao động khác quốc tịch, màu da, tôn giáo, địa vị xã hội. Các hành vi bóc lột có thể bao gồm trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, tăng thêm thời gian làm việc mà không trả lương làm thêm giờ.

Không sa thải lao động bị tai nạn nghề nghiệp

Luật lao động Nhật Bản quy định rằng không được sa thải người lao động bị tai nạn nghề nghiệp theo điều 19. Người lao động bị thương khi làm việc có quyền nghỉ làm để chữa bệnh tại bệnh viện và thêm 30 ngày để hồi phục sau điều trị theo quy định chung của luật lao động.

Đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động

Tuân thủ đảm bảo sức khỏe cho NLĐ theo quy định của luật an toàn sức khỏe và lao động công nghiệp. Để đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe người lao động, nghiệp đoàn và doanh nghiệp cần tổ chức tập huấn an toàn lao động, trang bị đồ bảo hộ lao động và kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 năm/lần cho người lao động.

Thông báo trước khi sa thải

Công ty cần thông báo trước 30 ngày khi muốn sa thải nhân viên theo luật lao động Nhật Bản. Nếu không tuân theo quy định này, người lao động sẽ được trả lương cho thời gian thông báo chậm đó. Trưởng bộ phận muốn sa thải nhân viên cần có văn bản sa thải từ công ty phê duyệt, không được tự ý quyết định.

Về mức lương tối thiểu

Luật lao động Nhật Bản quy định rằng mức lương tối thiểu của người lao động không được thấp hơn mức lương quy định của pháp luật dựa trên từng khu vực và ngành nghề.

Hình thức thanh toán lương

Hình thức thanh toán tiền lương theo luật lao động Nhật Bản yêu cầu công ty trả lương ít nhất 1 lần mỗi tháng và trừ trực tiếp các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, thân thể, thất nghiệp và các khoản khác theo hợp đồng lao động.

Quy định thời gian làm việc

Luật lao động Nhật Bản quy định rằng thời gian làm việc chính của người lao động không được vượt quá 8 tiếng mỗi ngày và 40-44 tiếng mỗi tuần, không tính thời gian nghỉ giải lao. Ngoài ra, người lao động cần được nghỉ ít nhất 1 ngày mỗi tuần và ít nhất 4 ngày mỗi tháng.

Quy định làm thêm ngày lễ

Quy định về giờ làm thêm trong ngày thường và ngày lễ (lịch đỏ) theo luật lao động Nhật Bản là như sau:
– Tăng ca, làm thêm giờ ngày bình thường sẽ được tăng lương 125%.
– Làm thêm ngày cuối tuần sẽ được tăng lương 135%.
– Làm thêm ngày nghỉ lễ (lịch đỏ) sẽ được tăng lương 160% trở lên (tùy theo công ty).
Ngoài ra, nếu làm việc ca đêm thì lương cơ bản sẽ cao hơn so với ca ngày.

Hoàn tiền cho lao động gặp rủi ro

Công ty phải hoàn trả tiền và giấy tờ đối với người lao động khi họ qua đời hoặc từ chức theo quy định của luật lao động Nhật Bản.

Nghỉ phép hàng năm

Nhà tuyển dụng phải cung cấp kỳ nghỉ phép hàng năm cho người lao động sau khi họ đã làm việc liên tục trong vòng 6 tháng và đã làm việc ít nhất 80% thời gian làm việc thông thường trong tuần. Số ngày nghỉ trong năm phụ thuộc vào thời gian làm việc tại công ty. Đối với năm đầu tiên phục vụ, người lao động được quy định nghỉ phép 10 ngày theo Luật Lao Động. (điều 39 của Luật Lao Động).

Đảm bảo an toàn sức khỏe cho các lao động

Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, nhà tuyển dụng cần thực hiện các biện pháp như giáo dục về an toàn sức khỏe lao động trong quá trình tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm theo quy định của Luật an toàn sức khỏe và lao động công nghiệp.

Kết luận

Để giải quyết tranh chấp lao động khi làm việc tại Nhật Bản, người lao động cần tìm hiểu về pháp lý và quy định lao động , hiểu rõ những tranh chấp phổ biến và quyền lợi của mình. Khuyến khích sự tự bảo vệ và hiểu rõ quyền lợi lao động là cách tốt nhất để người lao động có một môi trường làm việc tốt nhất. Liên hệ với TOKUTEIGINO nếu bạn cần tư vấn các chương trình XKLĐ Nhật Bản 2024 nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

096 198 28 04