Sumo Nhật Bản không chỉ là một môn võ, đây còn là một nét văn hóa độc đáo chỉ có tại xứ sở mặt trời mọc. Sumo có chút bí ẩn ngay cả với người Nhật. Vậy mời bạn cùng TokuteiGino tìm hiểu về võ Sumo qua bài viết sau nhé
Sumo Nhật Bản
Nguồn gốc của môn võ Sumo Nhật Bản
Sumo lần đầu tiên xuất hiện tại các hoạt động Tôn giáo. Với mục đích để tạ ơn các vị thần Nhật Bản và cầu cho một mùa bội thu. Người ta thường tổ chức lễ cúng tại điện thờ. Sau đó vào thời Nara (710 – 794), sumo chính thức được đưa vào hoàng cung và trở thành cuộc thi hàng năm. Nó cũng được coi là nguồn gốc của judo. Ngoài ra, do có sự tham gia và tài trợ của hoàng gia, sự kiện này đã hình thành và gần gũi hơn với đấu vật sumo hiện đại.
Đến cuối của thời kỳ Minh Trị (1868 – 1912) thì Sumo mới lần đầu tiên được gọi là một môn thể thao dân tộc. Mặc dù còn rất nhiều nghi lễ mang đậm tính tôn giáo đi kèm nhưng môn võ này vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay. Nhật Bản là đất nước duy nhất mà Sumo được tổ chức tập luyện, biểu diễn và thi đấu một cách chuyên nghiệp.
Ở Nhật Bản sumo được xem là nghi lễ tôn giáo (đạo Shinto hay Thần Đạo). Hay cũng là một môn võ nghệ và võ đạo
Luật môn võ Sumo
Một cuộc đấu sumo sẽ được bắt đầu bằng nghi thức giậm chân và khởi động của các võ sĩ.
Sau đó là lễ tẩy uế, họ tự bốc một nắm muối ném vào võ đài, rồi cúi xuống trừng trừng mắt nhìn nhau. Điều này còn mang ý nghĩa mong muốn được các vị thần ban cho sức mạnh.
Một trận đấu Sumo thường chỉ kéo dài từ vài giây đến một phút. Võ sĩ nào đẩy được đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn (Dohyo) hoặc vật ngã. Hay làm cho bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể đối thủ (trừ lòng bàn chân) chạm đất sẽ dành chiến thắng.
Anh em, họ hàng không được thi đấu với nhau.
Các võ sĩ Sumo trong cùng trại huấn luyện không được thi đấu với nhau.
Cấp bậc trong Sumo Nhật Bản
- Jonokuchi: là cấp bậc nhập môn dành cho những võ sĩ tập sự môn võ Sumo.
- Jonidan: Ở cấp bậc này, các võ sĩ Sumo Nhật Bản đã có cho mình một vài kinh nghiệm nhất định.
- Sandanme: các võ sĩ bắt đầu được thi đấu và nhận các khoản trợ cấp nhất định.
- Makushita: cấp bậc cuối cùng của khóa huấn luyện để các võ sĩ có thể trở thành một Sumo thực thụ
- Juryo: võ sĩ được phép tham gia thi đấu chuyên nghiệp trong 15 trận và chỉ được phép đấu riêng với những người cùng cấp bậc.
- Maegashira: là cấp bậc có số lượng đông đảo nhất trong giới Sumo Nhật Bản. Các lực sĩ ở cấp này sẽ được thi đấu các giải chuyên nghiệp
- Komusubi: cấp bậc được phong cho võ sĩ Maegashira nào có 10 đến 11 trận thắng hoặc dành được chiến thắng trước một người có cấp bậc cao hơn mình.
- Sekiwake: dành cho võ sĩ cấp Komusubi có số trận thắng nhiều hơn số trận thua trong nhiều mùa giải liên tiếp.
- Ozeki: nếu võ sĩ giành được chiến thắng 33 trận hoặc đoạt chức vô địch trong 3 mùa đấu Sumo liên tiếp sẽ được phong cho cấp bậc Ozeki (đại quan).
- Yokozuna: là cấp bậc cao quý nhất trong giới Sumo. Hiện nay chỉ có 67 người được phong cấp bậc Yokozuna và trong số đó cũng chỉ còn một vài người còn sống.
Cuộc sống của các võ sĩ Sumo
Khắc nghiệt và gian khổ có lẽ là những từ chính xác nhất khi nói về cuộc sống của những võ sĩ Sumo. Họ phải sinh hoạt và luyện tập nghiêm ngặt nhất. Luôn tuân theo những quy tắc do Hiệp hội Sumo quy định, trong đó chi phối mọi mặt đời sống hàng ngày như thực đơn ăn uống, việc ngủ nghỉ, trang phục, hành vi ứng xử…
Một ngày của võ sĩ bắt đầu bằng việc luyện tập từ lúc 5 giờ sáng và không được ăn bất cứ gì để tăng trọng lượng cơ thể. Đến khoảng 11 giờ trưa là bữa ăn đầu tiên trong ngày. Đối với những người mới hay võ sĩ đẳng cấp thấp, họ còn phải thức dậy sớm hơn để dọn dẹp, chuẩn bị bữa ăn cho các võ sĩ hạng cao hơn.
Các Sumo không được lái xe.
Cân nặng võ sĩ Sumo
Chiều cao tối thiểu của võ sĩ Sumo là 1m73.
Cân nặng lý tưởng cho một võ sĩ Sumo là từ 180-270kg. Chế độ ăn uống là phần thiết yếu trong quá trình tập luyện. Nhiệm vụ mỗi ngày của họ là nạp đủ 8.000-10.000 calo.
Bữa trưa của họ thường được chuẩn bị theo công thức chung, gồm đùi lợn, cá trích rán giòn, cơm và ”chanko nabe” – món ăn đặc trưng dành cho các võ sĩ Sumo. Món này được hầm từ cá, rau, thịt và đậu phụ. Đây là phiên bản ngoại cỡ của nabe, món hầm truyền thống của xứ sở hoa anh đào.
Ngoài món chính, các võ sĩ thường ăn thêm từ 5-10 bát cơm cùng lượng bia lớn. Một võ sĩ có thể uống gần 3 lít bia trong mỗi bữa ăn.
Trọng tài của giới Sumo Nhật Bản
Để phân định thắng thua cũng như chủ trì các nghi thức Thần đạo, trong mỗi cuộc đấu Sumo Nhật Bản đều có trọng tài – được gọi là Gyoji.
Trọng tài cũng được chia thành nhiều cấp bậc dựa trên kinh nghiệm, trong đó cấp cao nhất có tên là Tate-gyoji. Để nhận biết được trọng tài cấp cao, ta chỉ cần quan sát trang phục của họ. Nếu trọng tài Gyoji mặc trang phục truyền thống như các vị sư tu trong Thần đạo thì họ chính là Tate-gyoji.
Ngoài ra, trong lúc điều khiển trận đấu, Gyoji thường sẽ cầm một cây quạt gỗ và một thanh đoản kiếm (Tantō). Nếu đưa ra quyết định sai lầm trong trận đấu, họ sẽ mổ bụng (Seppuku) tự sát bằng chính thành đoản kiếm ấy
Trang phục của các võ sĩ Sumo Nhật Bản
Tóc của những võ sĩ bắt buộc phải nuôi dài và búi lên giống như kiểu tóc của các Samurai thời Edo.
Vào mọi lúc mọi nơi, các võ sĩ sẽ luôn để kiểu tóc búi này và mặc trang phục truyền thống.
Theo quy định của Hiệp hội Sumo, mỗi võ sĩ sẽ mặc trang phục truyền thống và có kiểu búi tóc tùy theo đẳng cấp của mình. Từ đẳng cấp Jonidan trở xuống, các Sumo mặc trang phục Yukata, đi dép Geta. Với đẳng cấp cao hơn (Makushita và Sandanme) họ có thể mặc thêm chiếc áo khoác ngắn bên ngoài áo Yukata, mang dép Zori. Những võ sĩ đạt đẳng cấp từ Juryo trở lên thì mặc áo choàng bằng lụa và búi tóc theo kiểu trau chuốt hơn, có tên là Oicho.
Võ đài Sumo Nhật Bản
- Võ đài Sumo Nhật Bản là một bệ cao hình vuông được làm từ đất sét trộn cát. Trong đó có vòng tròn thi đấu được bện chặt bằng rơm khô với đường kính 4,55 mét.
- Bên trên võ đài Dohyo là phần mái che được thiết kế cầu kỳ, mô phỏng theo kiến trúc mái đền Thần đạo Shinto.
Sumo – thế giới không dành cho phụ nữ
Nữ giới không được phép tham gia môn này. Thậm chí Hiệp hội Sumo không cho phép phụ nữ bước lên sàn đấu. Vì điều đó được coi như là xúc phạm đến sự linh thiêng của võ đài.
Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008, thống đốc của thành phố Osaka là bà Fusae Ohta từng yêu cầu được bước lên sàn đấu để trao giải thưởng cho người chiến thắng của một giải đấu. Vì theo truyền thống người trao giải thưởng cho nhà vô địch của giải đấu là Thống đốc. Tuy nhiên, đề nghị này của bà đã bị từ chối.
Trên đây là thông tin về Sumo Nhật Bản. Mọi thắc mắc về XKLĐ Nhật Bản vui lòng liên hệ Tokutei Gino – Hotline: 096 1982 804