6 điều không thể không biết về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến là một nơi tập hợp nhiều công ty lớn, dẫn đầu với những doanh nghiệp lên đến hàng trăm năm tuổi như Honda, Toyota, Hitachi,.. để có được thành công và tiếng vang như hiện tại, điểm chung là họ đều tuân thủ những quy tắc chung bất di bất dịch hay còn gọi là văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.

Một trong những đặc trưng lớn nhất của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản là sự tôn trọng và tập trung vào quan hệ giữa những thành viên trong tổ chức. Sự hiểu biết, lòng tin, và cam kết tạo nên một không khí làm việc hòa nhã và thân thiện. Tại đây, từ người mới vào nghề cho đến các cấp quản lý đều được khuyến khích thể hiện ý kiến và ý tưởng của mình.

1. Triết lí kinh doanh của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản 

Rất hiếm doanh nghiệp Nhật Bản nào không có triết lí kinh doanh.Theo doanh nhân huyền thoại Inamori Kazuo, cha đẻ của hãng hãng điện tử khổng lồ Kyocera, triết lí kinh doanh là yếu tố cốt lõi cho sự thành công của một doanh nghiệp. 

Triết lí kinh doanh được xem như chiếc kim chỉ nam cho sự phát triển và thành tựu trọn đời của một công ty Nhật. Được hiểu như mục tiêu phát biểu, xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nghiệp trong cả một thời kì phát triển lâu dài.

Thông qua triết lí kinh doanh doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tăng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến Doanh nghiệp. Hơn nữa, triết lí kinh doanh còn có thể trở thành một công cụ hữu ích để quảng bá hình ảnh và bản sắc của một doanh nghiệp ra bên ngoài. 

Chẳng hạn như hãng điện tử khổng lồ Kyocera nổi tiếng với triết lí: “Vì một tương lai hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể nhân viên”. Hay như tập đoàn Nichia thay vì in logo của hãng lên từng sản phẩm thì doanh nghiệp này thay thế bằng dòng chữ “Made in Japan” với châm ngôn những gì “Made in Japan” thì đều tốt hết”. Chính vì vậy, việc in logo Nichia lên chip to là không cần thiết.

2. “Đặc sản” tuyển dụng trọn đời, trả lương dựa vào thâm niên

年功序列 – Nenkōjoretsu: xếp hạng thâm niên là chế độ đặc thù trong văn hóa Nhật. Trong đó chức danh cũng như tiền lương sẽ tăng lên dựa theo độ tuổi hay số năm làm việc. Theo quan niệm của các công ty Nhật Bản thì số năm công tác và tuổi đời càng cao thì kinh nghiệm, kỹ năng và bí quyết được tích lũy càng nhiều. Bên cạnh đó, hệ thống xếp hạng theo thâm niên còn được xem là là một đặc điểm của quản lý độc đáo kiểu Bản. Điều này cũng giúp các công ty dễ dàng đảm bảo nguồn nhân lực của mình một cách bền vững. 

 3. “Phân chia đẳng cấp” trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Phân chia đẳng cấp trong doanh nghiệp - văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Phân chia đẳng cấp trong doanh nghiệp – văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Có một sự thật là, người Nhật không muốn nghỉ việc để theo đuổi một công việc mới, hay đúng hơn là họ rất sợ phải nghỉ việc, hoặc bị sa thải. Điều này ít nhiều liên quan đến chế độ tuyển dụng và thâm niên kể trên nhưng còn một yếu tố khác đó là người Nhật rất coi trọng mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong công ty với nhau.

Sự phân thứ bậc trong doanh nghiệp Nhật Bản vô cùng hà khắc. Nói một cách dễ hiểu, người vào công ty trước là đàn anh, vào làm sau là đàn em, không kể tuổi tác, dù lớn tuổi thế nào nhưng vào công ty sau vẫn sẽ là đàn em. Ngoài ra, những người càng có chức vụ càng cao càng có nhiều quyền hành với người cấp thấp, thậm chí có một số trường hợp nhân viên cấp dưới bị sai vặt hay nặng hơn là bị bắt nạt. 

Thậm chí là vị trí chỗ ngồi trong doanh nghiệp cũng bị chia cấp bậc một cách nghiêm khắc. Người quản lí, hay những người có chức vụ cao được coi là “chiếu trên – kamiza (上座)”, thường được mời ngồi ở những vị “cao cấp” nhất,  “shimoza (下座)” hay còn gọi là “chiếu dưới”, tức những người cấp dưới, ngồi ở những vị trí còn lại.

 4. Văn hóa coi trọng hình thức và các phép lịch sự xã giao

Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng hình thức 

Trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, vẻ bề ngoài của bạn còn được đánh giá như sự tôn trọng với người đối diện. Vì vậy, chúng ta thường thấy người Nhật rất chỉn chu trong trang phục, đầu tóc, giày dép,… nơi công sở. 

Về trang phục:

Nam giới: áo vest tối màu, quần âu, sơ mi sạch sẽ, được ủi thẳng, cà vạt tối màu, họa tiết đơn giản, giày công sở sạch sẽ tối màu.

Nữ giới:  áo vest tối màu, sơ mi, váy công sở lịch sự, không quá ngắn, giày trang trọng, không quá cao để tiện cho việc đi lại.

Về đầu tóc:

Nam giới: cắt ngắn, gọn gàng, không dài quá vành tai, màu nhuộm trung tính không lòe loẹt.

Nữ giới: tóc gọn gàng, màu nhuộm không quá nổi bật.

Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản các phép lịch sự xã giao

Đây có lẽ là nét văn hóa đầu tiên bạn nên học hỏi trước khi sang Nhật, đây cũng được coi là văn hóa ứng xử căn bản nhất trong doanh nghiệp Nhật Bản.

Văn hóa cúi chào - văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Văn hóa cúi chào – văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Có 3 kiểu chào hỏi phổ biến trong cuộc sống hằng ngày là: 

  • Eshaku (khẽ cúi chào):  lưng thẳng, cúi một góc 10~15 độ. Đây là kiểu chào cơ bản được sử dụng khi gặp người thân như cha mẹ, chào đồng nghiệp,..
  • Keirei (cúi chào thông thường): lưng thẳng, cúi người một góc 20~30 độ và giữ nguyên tư thế từ 2~3 giây. Nam để hai tay duỗi thẳng, chạm mép quần. Nữ giới đặt nhẹ tay trái lên trên tay phải, đặt trước bụng thể hiện sự lịch sự, trang nhã. Kiểu chào này thường được dùng để chào cấp trên, người lớn tuổi để thể hiện sự tôn kính.
  • Saikeirei: lưng thẳng, cúi người một góc 45~60 độ. Kiểu chào này là kiểu trang trọng nhất, được dùng trong trường hợp cảm ơn, xin lỗi, nhờ vả người đối diện.Trong văn hóa doanh nghiệp Nhật, ai thấy trước sẽ chào trước,cấp dưới sẽ chào trước.

名刺交換 (meishi koukan) hay còn gọi là văn hóa danh thiếp, đây là vấn đề quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản rất chi li trong chi tiêu nhưng lại rất hào phóng khi sử dụng danh thiếp. Trong văn hóa ứng xử doanh nghiệp, việc trao nhận danh thiếp không chỉ là chuyển tay qua lại mảnh giấy trắng, mà hơn hết, đây là một hành động khởi đầu cho mối quan hệ đẹp đẽ giữa đôi bên. Trao đổi danh thiếp có những quy tắc riêng, nếu chẳng may làm sai sẽ ảnh hướng đến ấn tượng ban đầu của đối phương.

Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản quy định trong lần đầu gặp mặt, nhất là trong các cuộc hợp tác làm ăn, đàm phán hay hội họp, người giữ chức vụ và địa vị cao hơn là người đề nghị trao đổi danh thiếp trước. Khi nhận danh thiếp, hãy nhớ cúi người, nhận bằng hai tay, sau khi nói chuyện xong, hãy cho danh thiếp vào túi đựng để thể hiện sự tôn trọng, tuyệt đối không cho danh thiếp vào túi quần.

5. Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản – đúng giờ

Chắc hẳn ai cũng biết, người Nhật quá nổi tiếng với văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đúng giờ. Họ đúng giờ đến nỗi thậm chí các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, xe bus ở xứ sở hoa anh đào này cũng chỉ bị trễ không đến 7 giây trong vòng 1 năm!

“Đúng giờ tuyệt đối” thực sự là một điểm nhấn độc đáo trong văn hóa ứng xử của doanh nghiệp Nhật Bản. Với người Nhật, đúng giờ tức là bạn phải có mặt trước giờ hẹn từ 5 đến 15 phút, nếu 8h vào làm thì 7h50 bạn đã phải có mặt ở chỗ làm việc của mình rồi. Trễ hẹn hay trễ giờ sẽ bị coi là không nghiêm túc, không tôn trọng, không đáng tin dù bạn có hoàn thành công việc tốt đến đâu đi nữa.

Nếu chẳng may có việc đột xuất hoặc trễ hẹn, hãy liên lạc ngay với đối phương để họ biết và chủ động công việc, tránh làm mất thì giờ của đôi bên.

 6. “Người thân” và “người ngoài” trong doanh nghiệp. 

Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản “uchi” và “soto”
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản “uchi” và “soto”

“Người thân” và “người ngoài” hay còn gọi là “uchi” và “soto”. “Uchi” là những mối quan hệ cùng đội, nhóm, tức chỉ những người thường xuyên gặp gỡ và làm việc chung với nhau trong công ty. Còn “Soto”  chỉ các mối quan hệ bên ngoài, không nằm trong nhóm mình, chẳng hạn như các mối quan hệ bên ngoài phòng ban. 

Mọi người sẽ đối xử với nhau cởi mở và gần gũi hơn nếu là “uchi” của nhau. Ngoài ra, nếu là “soto” có thể đây là mối quan hệ không gần gũi nhưng vẫn luôn lịch sự và tôn trọng nhau, chỉn chu, ân cần qua lời nói và cử chỉ. Chính nét văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản này đã giúp người Nhật có thể tập trung toàn bộ vào công việc mà không bị phân tâm vào các mối quan hệ khác.

Trên đây là một số nét đặc trưng về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản mà Tokuteigino muốn giới thiệu với các bạn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều nét đẹp về văn hóa và đời sống của người Nhật, hãy liên hệ với Tokuteigino qua hotline 096 1982 804 để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!

>>> Tìm hiểu về việc làm tại nhật bản tại đây: xuất khẩu lao động nhật bản

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

G

096 198 28 04