Senpai hiểu một cách đơn giản là các tiền bối, là những người có thâm niên hơn trong công ty, tổ chức, trường học. Senpai là một khái niệm khá thú vị trong văn hóa Nhật Bản và có nhiều điểm khác biệt khi so sánh với Việt Nam. Để biết rõ hơn mời bạn cùng TokuteiGino tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Senpai
Senpai – 先輩 (tiền bối): là người đi trước, người gia nhập trước trong công ty, tổ chức,… của bạn. Trong văn hóa Nhật Bản, các tiền bối sẽ là người trợ giúp, kết bạn và khuyên bảo kōhai (hậu bối, người mới). Và ngược lại các Kohai cũng phải tỏ lòng biết ơn, sự tôn trọng và dùng kính ngữ khi nói chuyện với senpai.
Khái niệm này có nguồn gốc từ Nho giáo – Trung Quốc. Theo thời gian, nó trở thành một trong các nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản.
Văn hóa ứng xử giữa tiền bối – hậu bối
Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật có những quy định rất chặt chẽ, nhất là giữa các mối quan hệ cao – thấp. Như đã nói ở phía trên, tiền bối sẽ là những người để hậu bối học tập, nghe theo hướng dẫn. Nên khi nói chuyện với những người đi trước, Kohai sẽ tỏ thái độ nhún nhường và tôn trọng với tiền bối khi cần sự giúp đỡ luôn nhờ một cách lịch sự, nên dùng những từ như: phiền, xin lỗi, cảm ơn…
Khi gọi tên các tiền bối người Nhật sẽ dùng tên + senpai để thể hiện sự tôn trọng.
Thông thường tiền bối sẽ là người nhiều tuổi hơn các hậu bối. Nhưng vẫn có những trường hợp ngược lại. Và điều này phổ biến hơn ở các công ty, xí nghiệp. Khi này, những tiền bối cần thể hiện sự khéo léo, hài hòa trong giao tiếp. Còn đối với hậu bối, dù nhiều tuổi hơn vẫn phải dùng kính ngữ, thể hiện sự tôn trọng đối với tiền bối.
Phân biệt tiền bối – sếp, hướng dẫn – mệnh lệnh tại Nhật Bản
Trong công ty, ngoài các tiền bối, còn có những người có chức vụ cao hơn mình và làm công tác quản lý. Đó có thể là các trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc,… vậy các từ này trong tiếng Nhật viết như thế nào?
- Jōchō / 上長 (じょうちょう): là người có chức cao hơn, người lớn tuổi hơn hoặc có thâm niên cao hơn.
- Jōshi / 上司 (じょうし): là sếp, là ông chủ, người lãnh đạo trong công ty.
Mặc dù về ý nghĩa có nhiều nét tinh đồng nhưng chỉ cần để ý bạn sẽ thấy sắc thái của mỗi từ là không giống nhau.
Kohai cần phân biệt đâu là lời khuyên, đâu là mệnh lệnh trong quan hệ xã hội. Đơn giản mối quan hệ giữa tiền bối – hậu bối thường là đưa ra lời khuyên và Kohai có thể nghe theo hoặc không, còn nếu đó là mệnh lệnh của sếp thì Kohai buộc phải tuân theo dù có không thích đi chăng nữa.